Từ xưa đến nay, có rất nhiều người từ bỏ gia đình thân tộc vào cửa Phật tu hành. Nhưng được bao người ra sức tu tập, hết lòng miệt mài tham cứu. Rốt cuộc sẽ được gì?
Đem vấn đề này đi hỏi các Thiền Sư ngộ đạo, thông thường sẽ được đáp: “Vô” (Không).
Bình: Khi người ta không khởi tưởng, thì không có sự chướng ngại của sự lý. Nội tâm sung mãn, an nhiên thì “Không” chỗ nào là chẳng thông.
Muốn tu hành để diệt trừ phiền não vọng tưởng, không phải nỗ lực gạt bỏ nó, mong đạt tới cảnh giới chơn không, vô tưởng, vô niệm, vô tâm, vô ngã, tịch tịnh; mà phải thể nghiệm được thể tánh của sóng nước. Nước động sóng khởi, nước lặng sóng êm. Sóng là nước; Nước là sóng. Ngoài nước không có sóng; ngoài phiền não, không có Bồ đề; ngoài sanh tử không có Niết bàn.
Toàn bộ thế giới đều trong tầm mắt, không có đối lập; tức sắc tức không, phi sắc phi không. Đây chính là cảnh giới chân thật, vượt qua giới hạn phân biệt nhị nguyên giữa chủ thể và đối tượng, giữa thiện và ác.
Mê thời ba cõi có. Ngộ rồi mười phương không. Phải làm thế nào đạt được cảnh giới KHÔNG này?
Hoặc nói theo Thiền sư Vạn Hạnh của Việt Nam đời Lý: “ Có thì có tự mảy may,
Không thì cả thế gian này cũng không...”
Xem thêm: